Các tổ chức y tế cần truy cập đúng dữ liệu bệnh nhân vào đúng thời điểm và ở định dạng phù hợp để cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế tốt nhất có thể. Nói dễ hơn làm, tất nhiên. Chuyển đổi sang mô hình chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm (và mô hình chăm sóc sức khỏe dựa trên giá trị trong tương lai) đòi hỏi một cái nhìn đầy đủ về từng bệnh nhân – từ sở thích giao tiếp của họ đến các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe và tiền sử bệnh tật. Những dữ liệu này sẽ góp phần tạo ra tất cả sự khác biệt khi tổ chức của bạn giúp bệnh nhân có sức khỏe tốt nhất.
Khái niệm bệnh nhân 360° đơn giản là bạn có một bức tranh toàn cảnh về bệnh nhân dựa trên dữ liệu được thu thập từ nhiều điểm khác nhau trong hành trình bệnh nhân của họ. Nó bao gồm dữ liệu bệnh nhân lâm sàng và phi lâm sàng như:
- Tình trạng sức khỏe hiện tại
- Các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe
- Thuốc men
- Lịch sử cuộc hẹn
- Lịch sử gia đình
- Hoạt động hàng ngày và lối sống
- Sở thích giao tiếp
Khi tất cả những thứ này kết hợp với nhau tại một phần mềm tập trung, nó sẽ nâng cao trải nghiệm cho tất cả các bên liên quan. Tổ chức y tế có thể truy cập dữ liệu bất cứ khi nào và ở đâu họ cần, bệnh nhân được chăm sóc cá nhân hóa hơn và mọi người trong nhóm chăm sóc bệnh nhân đều có quyền truy cập vào cùng một dữ liệu để thông báo kế hoạch chăm sóc và trong nhiều trường hợp, cải thiện kết quả sức khỏe, giảm sai sót và cứu sống bệnh nhân.
Có được một bức tranh gắn kết về bệnh nhân mang lại những tác động tích cực khác đến hoạt động kinh doanh tổng thể bằng cách:
- Vận hành với thông tin nhất quán, chính xác từ một nguồn, tránh nhập nhằng, chồng chéo
- Xem thêm thông tin về lịch sử y tế và lối sống hiện tại để tạo ra dịch vụ chăm sóc tốt hơn
- Xác định khoảng trống chăm sóc và giải quyết các tình huống có nguy cơ cao, hỗ trợ chăm sóc chủ động nhằm giảm chi phí và cải thiện kết quả
- Tạo các chương trình tiếp thị mục tiêu
- Khuyến khích các mối quan hệ sâu sắc hơn sau khi chăm sóc, thay đổi hành vi của bệnh nhân để phục hồi thành công
Không những vậy, việc xây dựng một cái nhìn đầy đủ về từng bệnh nhân sẽ bổ sung vào bức tranh thời gian thực của cơ sở bệnh nhân tổng thể, mở ra toàn bộ thế giới phân tích dự đoán trong tầm tay. Được trang bị thông tin này, tổ chức y tế có thể đưa ra quyết định thông minh về dịch vụ, lập lịch trình, lựa chọn công cụ kỹ thuật số và hơn thế nữa.
Dưới đây, hãy cùng đi vào chi tiết 5 lý do vì sao xây dựng cái nhìn 360° về bệnh nhân có thể giúp cung cấp dịch vụ chăm sóc từng cá nhân tốt hơn và khiến việc kinh doanh tại tổ chức y tế của bạn thêm phát triển:
1 – Biết những gì bệnh nhân đang tìm kiếm
Đối tượng bệnh nhân chủ yếu của bạn có phải là phụ huynh có con nhỏ? Hay tổ chức y tế của bạn có ở xa khu vực họ sống? Việc tìm ra những thông tin dường như không liên quan này có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc biết bệnh nhân của bạn muốn gì ở tổ chức y tế – và cách bạn có thể cung cấp.
Nghiên cứu cho thấy sự tham gia của bệnh nhân tốt hơn dẫn đến kết quả sức khỏe tốt hơn. Việc cho phép bệnh nhân tự đặt lịch hẹn thông qua website hoặc cổng thông tin trực tuyến sẽ thúc đẩy sự tham gia của họ. Bệnh nhân có thể xem kết quả xét nghiệm và dữ liệu chăm sóc sức khỏe cần thiết. Điều này xây dựng lòng tin – yếu tố nền tảng của bất kỳ mối quan hệ bền chặt nào. Bên cạnh đó, các tính năng tiện lợi kể trên đặc biệt quan trọng khi các tổ chức y tế cạnh tranh để có được những bệnh nhân trẻ tuổi. Thế hệ millennials đang tích cực tìm kiếm các tổ chức y tế cung cấp quyền truy cập kỹ thuật số vào hồ sơ sức khỏe, lập lịch hẹn và tư vấn chăm sóc phòng ngừa.
2 – Gặp gỡ bệnh nhân ở nơi họ đang ở
Đại dịch Covid-19 buộc các tổ chức y tế phải tối ưu hóa trải nghiệm bệnh nhân và tăng cường sự hiện diện trực tuyến để duy trì kết nối với họ. Nếu bạn đã biết rằng một tỷ lệ bệnh nhân nhất định của bạn thích thăm khám sức khỏe từ xa hơn là khám sức khỏe trực tiếp, thì việc gặp họ ở đâu và cung cấp thêm sự lựa chọn nào là tùy thuộc vào bạn. Nếu không, bệnh nhân sẽ tìm một nhà cung cấp khác có thể làm việc đó.
Các công cụ kỹ thuật số và thiết bị cốt lõi mà bệnh nhân đã sử dụng hàng ngày cung cấp một con đường để tăng lòng trung thành với thương hiệu y tế bằng cách giúp họ thực hiện các nhiệm vụ như:
- Xác định nhà cung cấp dịch vụ y tế
- Lên lịch các cuộc hẹn với bác sĩ
- Xem kết quả kiểm tra sức khỏe
- Thanh toán hóa đơn dịch vụ
Bằng cách giao tiếp thông qua các công cụ kỹ thuật số, các tổ chức y tế đang nói bằng ngôn ngữ mà bệnh nhân ngày càng có xu hướng ưa thích hơn và làm như vậy theo lịch trình phù hợp nhất với họ. Khi bạn hiểu cách bệnh nhân tương tác với thông tin của bạn, bạn có thể bắt đầu xác định các chiến dịch thích hợp nhắm mục tiêu đến các cá nhân, cung cấp thông tin về dịch vụ bổ sung mà họ quan tâm.
Tích hợp thông tin nhân khẩu học, dữ liệu lâm sàng với thông tin kinh doanh và các công cụ thiết lập mô hình dự đoán cho phép tổ chức y tế xác định xu hướng lâm sàng và sở thích kênh để tạo các kế hoạch tiếp cận thị trường có mục tiêu, có thể hành động để giữ chân bệnh nhân hiện tại, thu hút bệnh nhân mới và cải thiện ROI tiếp thị.
3 – Trao quyền cho bệnh nhân chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe
Dù có đại dịch Covid-19 hay không, không bệnh nhân nào thích phòng chờ, điền đơn và đặt đơn thuốc. Bệnh nhân thường phải thực hiện các công việc hành chính như tìm kiếm tài liệu, điền vào nhiều biểu mẫu, giải thích lại các triệu chứng hoặc bệnh sử của họ và phân loại bảo hiểm. Điều này có nghĩa là trải nghiệm bệnh nhân ngày nay vẫn còn dư thừa và kém hiệu quả một cách đáng ngạc nhiên – và bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi với nó.
Bệnh nhân biết rằng bạn có dữ liệu và mong muốn bạn sử dụng dữ liệu đó. Các công cụ kỹ thuật số có thể loại bỏ nhiều phần kém thú vị nhất của việc chăm sóc sức khỏe, thay đổi trải nghiệm từ tiêu cực hoặc trung tính sang tích cực. Bạn càng có nhiều thông tin về bệnh nhân của mình, họ càng ít phải thực hiện những điều không cần thiết để cảm thấy tốt hơn.
4 – Cá nhân hóa trải nghiệm bệnh nhân
Các tổ chức y tế hoàn toàn có thể sử dụng dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân để tương tác với họ tốt hơn và cuối cùng là thúc đẩy kết quả lâm sàng tốt hơn. Việc tạo ra trải nghiệm đa kênh thực sự thống nhất và duy nhất cho từng bệnh nhân sẽ đảm bảo họ luôn có thông điệp, dịch vụ phù hợp, vào đúng thời điểm trên nền tảng mà họ lựa chọn.
Với nhiều dữ liệu về bệnh nhân theo yêu cầu hơn, bác sĩ lâm sàng có thể xây dựng các kế hoạch chăm sóc phù hợp cụ thể hơn với các mục tiêu sức khỏe cá nhân. Họ cũng có thể nâng cao nhận thức về các dịch vụ, vấn đề cụ thể hoặc chăm sóc phòng ngừa mà bệnh nhân nên thực hiện ở các mốc quan trọng khác nhau, ví dụ như chụp quang tuyến vú cho phụ nữ bước sang tuổi 45.
5 – Tiếp tục hướng tới khả năng tương tác cao hơn
Một cân nhắc quan trọng trong việc chuyển đổi sang mô hình lấy bệnh nhân làm trung tâm và dịch vụ chăm sóc dựa trên giá trị là kết hợp các dữ liệu sức khỏe phi truyền thống. Điều này bao gồm các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe bên cạnh dữ liệu lâm sàng. Các yếu tố xã hội quyết định sức khoẻ là điều kiện mà con người sinh ra, lớn lên, sống, làm việc và tuổi tác. Chúng bao gồm tình trạng kinh tế xã hội, giáo dục, môi trường sống và khu vực lân cận, việc làm và mạng lưới hỗ trợ xã hội, cũng như khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Điều quan trọng là phải đưa được các yếu tố này vào hồ sơ bệnh nhân một cách đầy đủ và chính xác nhất có thể.
Các dữ liệu này đóng vai trò là đầu mối và hướng dẫn khi chăm sóc bệnh nhân. Tổ chức y tế có thể chủ động xác định nguy cơ sức khỏe trong nhóm bệnh nhân mục tiêu và can thiệp để đạt được kết quả tích cực. Sử dụng công nghệ để tương tác cởi mở và dễ dàng với bệnh nhân là bước đầu tiên để thu thập dữ liệu phi lâm sàng, từ đó hướng đến khả năng tương tác cao hơn. Ví dụ, là một bác sĩ tại phòng khám Nhi khoa, bạn muốn ghi lại tài liệu và theo dõi với cha mẹ để đảm bảo rằng họ hiểu tầm quan trọng của việc giữ lạnh kháng sinh của trẻ, sử dụng kháng sinh cho trẻ theo đúng theo phác đồ, không tự ý thay đổi liều hoặc tự ý dừng kháng sinh và hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân thay đổi có nghĩa là họ mong đợi nhiều hơn từ tổ chức y tế của bạn. Dữ liệu và công nghệ là những gì có thể giúp bạn đi trước bệnh nhân của mình một bước. Bằng cách hiểu hành vi bệnh nhân ngày càng có xu hướng công nghệ hóa, kỹ thuật số hóa, bạn sẽ xác định được cách thức thu hút họ hiệu quả, đảm bảo đáp ứng cả sự ưa thích và tính thiết thực. Điều gì làm cho điều này có thể? Đó chính là một nền tảng công nghệ quản lý dữ liệu bệnh nhân tập trung, tích hợp triển khai các giải pháp Healthcare CRM mạnh mẽ.