7 câu hỏi phổ biến về việc ứng dụng Healthcare CRM

Healthcare CRM là một hệ thống quản lý quan hệ bệnh nhân được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong ngành y tế. Healthcare CRM kết hợp nhiều nguồn dữ liệu (nhân khẩu học bệnh nhân, hành vi, lâm sàng, tài chính, thông tin từ trang web, trung tâm chăm sóc khách hàng, bảo hiểm…) để cung cấp cái nhìn toàn diện về thói quen và hoạt động của bệnh nhân.

Sau đây, hãy cùng Giaiphapclinic trả lời 7 ba câu hỏi phổ biến xoay quanh việc ứng dụng Healthcare CRM. Qua những giải đáp này, chúng tôi tin rằng bạn sẽ hiểu vì sao CRM là một công cụ mạnh mẽ giúp các tổ chức y tế tối đa hóa tác động của họ trên thị trường, tăng khả năng thu hút và giữ chân bệnh nhân, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của họ vào việc chăm sóc sức khỏe.

1 – Nên cân nhắc điều gì trước khi triển khai Healthcare CRM?

Điều quan trọng là phải hiểu mục tiêu của bạn trước khi chọn nhà cung cấp CRM tin cậy. Trước tiên, bạn cần thiết lập quy trình, nguyên tắc quản lý ở cơ sở y tế của mình và đặt ra các mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được bằng cách ứng dụng Healthcare CRM. Nếu không, bạn có thể sẽ lãng phí ngân sách cho các tính năng không mang lại giá trị đối với hoạt động thực tế của tổ chức. Tiếp theo, bạn cần đảm bảo rằng phần mềm CRM mới có thể thay thế hoặc được tích hợp với các công cụ chăm sóc hiện có, không khiến dữ liệu phân tán và nỗ lực trùng lặp.

  • Các trường hợp sử dụng chính của bạn là gì?
  • Những chức năng cụ thể nào được yêu cầu?
  • Động lực đằng sau việc triển trai CRM là gì?

Ví dụ: Nếu mục tiêu của bạn là tạo ra trải nghiệm thực sự được cá nhân hóa theo cách có thể mở rộng và đo lường được thì hệ thống CRM phải hỗ trợ tích hợp API với các kênh tiếp thị cốt lõi, chẳng hạn như tự động hóa tiếp thị và hệ thống quản lý nội dung.

Một xem xét khác là nguồn dữ liệu đầu vào của bạn sẽ là gì hay Healthcare CRM sẽ lấy thông tin từ đâu? Giả sử cơ sở y tế của bạn có có hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử (thuộc phần mềm quản lý), trung tâm chăm sóc khách hàng (trung tâm liên hệ với bệnh nhân). CRM của bạn sẽ tích hợp dữ liệu từ các nguồn đó, cũng như từ các nguồn gián tiếp khác như trang web và biểu mẫu đăng ký theo dõi. Việc xác định nguồn dữ liệu sớm cho phép bạn có cơ hội giao trách nhiệm đồng bộ dữ liệu sang CRM, cũng như chọn một CRM có khả năng tích hợp với nhiều công cụ và đưa ra quy trình quản trị dữ liệu cần thiết.

2 – Đâu là những tiêu chí giúp đánh giá một nhà cung cấp Healthcare CRM?

Khi đánh giá các nhà cung cấp CRM, hãy cân nhắc các nhà cung cấp hiểu về ngành y tế, chăm sóc sức khỏe và sản phẩm của họ có tính ứng dụng thực tế cao trong ngành, trái ngược với các nhà cung cấp CRM chung chung:

  • Cơ sở dữ liệu được thiết kế đặc biệt cho y tế và chăm sóc sức khỏe.
  • Phân đoạn hoặc mô hình tích hợp có thể nhanh chóng nhắm mục tiêu đúng bệnh nhân cho các chiến dịch cụ thể (bệnh nhân mục tiêu lý tưởng có khả năng cần dịch vụ trong 12 tháng tới).
  • Các báo cáo có thể dễ dàng trả lời các câu hỏi, từ nhắm mục tiêu đến theo dõi ROI.
  • Có chức năng trung tâm liên hệ để thực sự cung cấp trải nghiệm bệnh nhân thống nhất.
  • Khả năng cung cấp dữ liệu mạnh mẽ, chính xác và lưu thông tin đã xóa hoặc mất do lỗi người dùng, hay do hoạt động chương trình không lường trước (dữ liệu tiềm ẩn).
  • Khả năng cấu hình và tính linh hoạt của sản phẩm, hiểu rằng các mục tiêu và ưu tiên có thể thay đổi nhanh chóng.
  • Đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm về CRM ngành y tế và chăm sóc sức khỏe.
  • Có khách hàng điển hình đã triển khai và ứng dụng thành công để tham khảo.

3 – Ứng dụng Healthcare CRM như thế nào để thúc đẩy tương tác và lòng trung thành của bệnh nhân?

Healthcare CRM tạo ra một cái nhìn toàn diện về mỗi bệnh nhân. Với các hồ sơ bệnh nhân 360° này, các tổ chức y tế sẽ cá nhân hóa việc tiếp cận và giao tiếp bằng cách gửi nhiều thông điệp tập trung vào bệnh nhân dựa trên sở thích giao tiếp, chẳng hạn như lời khuyên về sức khỏe, lời nhắc cuộc hẹn, ghi chú theo dõi và thông tin liên lạc sau khi xuất viện.

Để làm phong phú thêm thông tin chi tiết có sẵn cho việc cá nhân hóa hành trình bệnh nhân, một CRM y tế nên tích hợp dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử. Những loại thông tin liên lạc được cá nhân hóa này củng cố các mối quan hệ theo cấp số nhân và cải thiện sự gắn bó của bệnh nhân với tổ chức y tế họ đã lựa chọn. Khi bệnh nhân nhận được dịch vụ cá nhân hóa, họ cảm thấy mình là thành viên có giá trị của một cộng đồng chăm sóc sức khỏe, thay vì là một con số vô danh đối với một nhà cung cấp dịch vụ y tế. Bệnh nhân thích tương tác với các tổ chức y tế đối xử khác biệt với nhu cầu cụ thể của họ và sẽ sẵn lòng tương tác và trung thành với tổ chức làm được điều đó tốt nhất.

4 – Làm thế nào một Healthcare CRM có thể chứng minh ROI tiếp thị?

Vì sự phức tạp của việc tính toán lợi tức đầu tư (ROI), bạn không thể dựa vào phép toán thủ công; bạn cần ứng dụng Healthcare CRM cho phép lập kế hoạch, triển khai và xem xét các chiến dịch tiếp thị. Hệ thống CRM sẽ theo dõi tiến độ tiếp thị trong suốt vòng đời chiến dịch, cung cấp thông tin thời gian thực về hiệu suất, tạo ra các báo cáo chi tiết, phân bổ doanh thu cho các chiến dịch và chiến thuật cụ thể. Bằng cách này, các nhà tiếp thị y tế có thể xem chiến dịch nào (và các khía cạnh cụ thể của các chiến dịch đó) tạo ra khách hàng tiềm năng, thu hút bệnh nhân và mang lại sự tăng trưởng có lợi cho hệ thống y tế.

Vì hệ thống Healthcare CRM có thể “theo dõi” và “gắn thẻ” cho từng chiến dịch chiến dịch tương tác, nó có thể báo cáo chi tiết về phản ứng đối với các nỗ lực tiếp cận. Phân bổ được liên kết nhiều hơn với chuyển đổi lâm sàng và dữ liệu tài chính liên quan để các hệ thống y tế đo lường hiệu quả và ROI của các chiến dịch của họ. CRM cũng cải thiện lợi nhuận của tổ chức y tế bằng cách giảm chi phí chuyển đổi bệnh nhân. Vì bộ phận tiếp thị biết những người tốt nhất để tiếp cận, loại dịch vụ phù hợp và cách tốt nhất để tiếp cận họ, hiệu quả tiếp cận của tổ chức y tế nói chung được tăng lên và giảm được việc chi tiền để cố gắng thu hút bệnh nhân không phù hợp.

5 – Làm cách nào để tìm được những bệnh nhân giá trị nhất bằng Healthcare CRM?

Với việc ứng dụng Healthcare CRM, các nhà tiếp thị có thể xác định đối tượng bệnh nhân sinh lợi nhất bằng cách sử dụng dữ liệu về bệnh nhân và các điểm tiếp xúc xoay quanh dịch vụ, cũng như các mô hình dự đoán để tìm ra những cá nhân có nhu cầu cao nhất, từ đó tận dụng để phân tích việc sử dụng dịch vụ y tế và tỷ lệ đóng góp liên quan.

Dữ liệu kết quả có thể được sử dụng để phân đoạn cơ sở bệnh nhân và phát triển các chiến dịch truyền thông tiếp thị thích hợp đáp ứng nhu cầu của các nhóm đối tượng cụ thể. Ngoài ra các chiến dịch nhắm mục tiêu này có thể bao gồm các sáng kiến referral marketing ​​kích hoạt lòng trung thành của bệnh nhân và bán kèm dịch vụ. Hoặc dữ liệu kết quả có thể cung cấp thông tin về các chiến lược tiếp cận lại những người chưa phải là bệnh nhân của bạn.

6 – Đối tượng bệnh nhân cho một dòng dịch vụ nhất định được Healthcare CRM thể hiện ra sao?

Một trong những lợi thế khác biệt của Healthcare CRM là khả năng đi sâu vào dữ liệu từng dòng dịch vụ và bệnh nhân. CRM cho phép các nhà tiếp thị xác định và tách riêng đối tượng của một dịch vụ để khám phá nhiều đặc điểm của họ, bao gồm thông tin nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, thu nhập hộ gia đình, khả năng tài chính…), các thủ tục và điều kiện hàng đầu, các điểm tiếp xúc, tương tác giữa tổ chức với bệnh nhân, thời gian bệnh nhân sử dụng dịch vụ y tế…

Các mô hình dự báo của Healthcare CRM cũng cung cấp cho các nhà tiếp thị thông tin chi tiết hơn liên quan đến nguy cơ tổng thể của một nhóm bệnh nhân và xu hướng trong nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, phân tích có thể được thực hiện để đánh giá sự tham gia của một nhóm bệnh nhân với tổ chức và mức độ hoặc các loại phạm vi tiếp cận và tần suất cần thiết để ảnh hưởng đến nhóm bệnh nhân đó. Điều này có nghĩa là bạn có thể nhắm mục tiêu đúng cá nhân vào đúng thời điểm với thông điệp phù hợp nhất.

7 – Healthcare CRM hỗ trợ giao tiếp với bệnh nhân của mình như thế nào?

Hồ sơ bệnh nhân toàn diện trên CRM cho phép các nhà tiếp thị tạo ra trải nghiệm chủ động hơn.Tuy nhiên, việc xác định các kênh truyền thông nào sẽ sử dụng để tiếp cận và thúc đẩy bệnh nhân là một thách thức. Một khi nhà tiếp thị xác định dòng dịch vụ y tế nào sẽ quảng bá, đối tượng mục tiêu là ai và những yếu tố nào được đối tượng đó sử dụng để đưa ra quyết định chăm sóc sức khỏe, thì một kênh và thông điệp sẽ được đưa ra để tiếp cận và tạo động lực cho những cá nhân này.

Bằng cách sử dụng các công cụ thu thập và đo lường tương tác, Healthcare CRM có thể đánh giá khả năng tương tác của bệnh nhân với nội dung tiếp thị, cung cấp cho hoạt động tiếp thị những dữ liệu kịp thời về hiệu suất kênh một cách riêng biệt và là một phần của chiến dịch lớn hơn, để các nhà tiếp thị có thể đưa ra quyết định và điều chỉnh dựa trên hiệu quả của kênh.

Nguồn bài viết tham khảo: Mercuryhealthcare, Patientpop, Getreferralmd. 

Bài viết tương tự